eblog
G-DISAC Trung Tâm An Toàn Và Xác Thực Thông Tin Số Toàn Cầu

Weekly Updates

Let's join our newsletter!

Do not worry we don't spam!

  • BYAdmin
  • 13/01/2025

Chiến lược kinh doanh thành công cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Chiến lược kinh doanh bền vững không đến từ việc lập kế hoạch chi tiết, hiểu rõ “luật chơi” của từng kênh kinh doanh, mà nó là cuộc đua chất lượng.

Để kinh doanh bền vững đòi hỏi chủ doanh nghiệp không chỉ nắm rõ thị trường, kênh kinh doanh mà còn đòi hỏi chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, đó cũng là cách xây dựng thương hiệu cho chính startup của mình. 

Khởi nghiệp kinh doanh không phải “một phát ăn ngay”, nhiều người thậm chí quay về làm nhân viên thậm chí làm công nhân sau vài năm khởi nghiệp thất bại. Thực tế là như thế nào, nguyên nhân do đâu và có phải chất lượng sản phẩm mới là yếu tố quyết định thành hay bại?

Cứ 5 năm kể từ khi khởi nghiệp, có đến 95% doanh nghiệp "rơi rụng"

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" do Trường Đại học Văn Lang tổ chức, nhiều doanh nhân chia sẻ những câu chuyện khởi nghiệp từ các góc nhìn đa dạng. 

Chia sẻ tại chương trình, PGS.TS Trần Hữu Đức với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị và tư vấn nguồn nhân lực, cho rằng Việt Nam hiện đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm kể từ khi bắt đầu, khoảng 95-97% doanh nghiệp sẽ "rơi rụng".


PGS. TS Trần Hữu Đức (Ảnh: Nhật Quang).

Theo ông Đức, bạn trẻ muốn khởi nghiệp phải dựa vào nhiều yếu tố. Muốn tư duy toàn cầu, cần biết mình là ai, thế mạnh, nguồn lực, đam mê của mình, sau đó mới tính đến các yếu tố khác để bước vào con đường khởi nghiệp đầy chông gai.

Ông Đức giải thích: "Chúng ta khởi đầu nhỏ với tầm nhìn toàn cầu. Muốn tư duy toàn cầu, đừng quên gốc gác của mình. Chúng ta cần nhận ra những gì mình có từ bên trong như đam mê, năng khiếu, và các giá trị cá nhân".

Ông cũng khuyên rằng việc khởi nghiệp không chỉ cần đến lòng đam mê và sự kiên trì, mà còn phải tận dụng sức trẻ, sự hỗ trợ từ các chương trình học, công nghệ và thông tin, và các dự án thi khởi nghiệp để phát triển.

Theo ông, sự cần thiết của việc đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để cạnh tranh. Ông khuyên các bạn trẻ khởi nghiệp cần có chút mạo hiểm, nhưng cũng phải thận trọng.

"Chân đạp đất nhưng mắt phải nhìn xa thì mới đi tới được," ông nói. Cạnh tranh bằng chất lượng là chiến lược bền vững cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, bởi vì cạnh tranh bằng giá cả có thể mang đến những rủi ro dài hạn, thậm chí gây hại cho chính sự phát triển của startup.

Với 4 lần khởi nghiệp đầy thách thức, ông Nguyễn Trung Dũng, Chủ tịch Công ty cổ phần DH Foods, chia sẻ kinh nghiệm về việc làm thế nào để trải qua nhiều giai đoạn "lên bờ xuống ruộng".

Ông Dũng kể: "Năm 28 tuổi, ông lần đầu thử sức với một công ty thủ công mỹ nghệ, và đến năm 31 tuổi, ông tiếp tục lần khởi nghiệp thứ hai dù số vốn đang ở mức âm. Năm 2007, ông Dũng quay lại với lần khởi nghiệp thứ ba ở tuổi 45, nhưng sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến ông phải trắng tay".


Ông Nguyễn Trung Dũng, Chủ tịch Công ty cổ phần DH Foods (Ảnh: Nhật Quang).

Đến năm 2012, ở tuổi 50 và sau 30 năm sinh sống tại Ba Lan, ông Dũng trở về Việt Nam và quyết định khởi nghiệp lần thứ tư với doanh nghiệp hiện nay. Với ước mơ mang gia vị đặc sản Việt Nam ra thế giới, ông Dũng thành lập thương hiệu gia vị sạch, không sử dụng màu tổng hợp hay chất bảo quản nhân tạo. 

Nhìn nhận từ góc độ thực tiễn, ông Trung Dũng cho rằng khởi nghiệp là một hành trình dài, không phải một phong trào nhất thời. Điều này đòi hỏi các bạn trẻ phải có ý chí và nghị lực mạnh mẽ để có thể đứng lên dù trải qua bao nhiêu lần thất bại.

Khởi nghiệp là hành trình, không phải đích đến. Chưa bao giờ quá muộn để bắt đầu. Cần có tư duy lớn và không ngừng phấn đấu vì mỗi hành trình khởi nghiệp đều có thể thành công nếu dám ước mơ, kiên nhẫn, học hỏi từ những trải nghiệm thực tế.

"Có sai thì đứng lên làm tiếp, không làm cái này sẽ làm cái khác. Quan trọng là sống và tồn tại được," ông Dũng chia sẻ.

Nội dung được tham khảo từ Báo Dân Trí

Chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Nếu sản phẩm là trọng tâm của việc kinh doanh vậy đâu mới là yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp bán được hàng và nghĩ đến chuyện gia tăng doanh số? 

Chiến lược kinh doanh! Sau khi ổn định ý tưởng, bạn cần xây dựng chiến lược kinh doanh một cách nghiêm túc và thật sự chỉn chu. 

Chiến lược phát triển sản phẩm

Không ai chấp nhận mua một sản phẩm, dịch vụ và họ chưa từng nghe đến! Đây chính là mấu chốt, là lý do bạn phải xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm trong giai đoạn đầu - khởi nghiệp. Ở giai đoạn đầu này, khi nguồn vốn của startup không đủ lớn, nguồn lực không nhiều, bạn cần tập trung vào phát triển sản phẩm, chứng minh sự khả thi của sản phẩm và giá trị trao cho người dùng. Từ đó, xây dựng tiền đề để KÊU GỌI VỐN ĐẦU TƯ. 

Then chốt là để có thể phát triển một sản phẩm mới thành công, doanh nghiệp phải hiểu khách hàng mình muốn gì, hiểu thị trường, hiểu đối thủ cạnh tranh và phát triển một sản phẩm mang lại giá trị ưu việt cho khách hàng.

Chiến lược phát triển thị trường

Song song đó, doanh nghiệp cũng nên tập trung phát triển thị trường, thu hút khách hàng. Mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp trong kinh doanh đều xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận. Để có lợi nhuận, sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với thị hiếu của khách hàng, được khách hàng chấp nhận. Câu hỏi đặt ra với mỗi doanh nghiệp là phải làm gì để có thể mở rộng và phát triển thị trường, thu hút khách hàng.

Với một doanh nghiệp startup, thị trường ngách là một lựa chọn an toàn và hợp lý. Để có chiến lược phát triển thị trường đúng đắn, đầu tiên cần xác định đối tượng khách hàng là ai và quy mô có đủ lớn, rủi ro từ đối thủ cạnh tranh có quá nhiều,…

Tóm lại, với phần trăm doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại quá lớn như hiện nay, để không “đi vào vết xe đổ” như nhiều người đi trước, bạn cần thật sự nghiêm túc cho ý tưởng khởi nghiệp của mình. Bên cạnh việc tập trung vào chất lượng sản phẩm, việc bạn cần làm kế tiếp đó là xác định mục tiêu kinh doanh và xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược phát triển thị trường cho sản phẩm. 

Ở những bài viết sau, chúng ta sẽ cùng phân tích về khởi nghiệp kinh doanh online xem sự khác biệt lớn nằm ở đâu trong khi rất nhiều người thành công nhờ khởi nghiệp kinh doanh online. Theo dõi chúng tôi để cập nhật những tin tức kinh doanh trong nước và quốc tế mới nhất nhé!

Bài Viết Liên Quan

0941076762
challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon chat-active-icon