eblog
G-DISAC Trung Tâm An Toàn Và Xác Thực Thông Tin Số Toàn Cầu

Weekly Updates

Let's join our newsletter!

Do not worry we don't spam!

  • BYAdmin
  • 25/12/2024

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Tình hình xuất khẩu sầu riêng trên cả nước hiện tại

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan.

Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023.

Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng 177 triệu USD trái sầu riêng, tăng 82% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Hong Kong, Nhật Bản cũng ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt 16% và 85% so với năm ngoái. Riêng trái sầu riêng Việt xuất sang Campuchia tăng 139 lần, đạt gần 3 triệu USD.

Tính chung 11 tháng, Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu trái sầu riêng, tăng hơn 44% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhìn nhận 2024 là năm bội thu của trái sầu riêng và ngành rau quả nói chung. Theo tính toán của hiệp hội này, kim ngạch xuất khẩu rau quả năm nay ước đạt 7,1 tỷ USD, tăng gần 27% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, sầu riêng chiếm gần một nửa số thu từ xuất khẩu rau quả.

Năm 2025, xuất khẩu sầu riêng dự kiến tiếp tục bứt phá khi Trung Quốc mở cửa thị trường cho các sản phẩm mới như sầu riêng xay nhuyễn và cơm sầu riêng. Các sản phẩm này sẽ đem lại giá trị gia tăng cao hơn so với sầu riêng tươi, giúp bà con tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, nhất là với những trái không đạt yêu cầu về mẫu mã. Cả nước hiện có khoảng 154.000 ha trồng sầu riêng, với sản lượng mỗi năm gần 1,2 triệu tấn, tăng trung bình 15%.

Ngoài sầu riêng, xuất khẩu các loại trái cây khác như chuối, mít, xoài và dừa cũng ghi nhận mức tăng 20-400%. Đặc biệt, việc Trung Quốc mở cửa cho dừa tươi Việt Nam hay chanh leo được xuất sang Mỹ tạo đà cho xuất khẩu rau quả Việt lập đỉnh mới.

Giá sầu riêng trái vụ giảm mạnh

Sầu riêng Monthong loại A tại kho tháng 11 là 200.000 đồng một kg, ghi nhận vào đầu tháng 12 chỉ còn 144.000 đồng, kéo giá tại vườn xuống 100.000 đồng. Dù nguồn cung khan hiếm nhưng giá sầu riêng trái vụ tại miền Tây giảm sâu, gây áp lực lớn cho bà con nông dân. 

“Mức này chỉ đủ lời chút ít nên tôi quyết định neo hàng chờ giá tốt hơn mới bán.” - Ông Thiện, chủ vườn sầu riêng tại Tiền Giang cho biết. 

Theo đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, toàn tỉnh Tiền Giang có hơn 9.300 ha trồng sầu riêng, trong đó khoảng 6.000 ha đang cho trái. Tuy nhiên, diện tích xử lý ra hoa nghịch vụ chỉ đạt 40%, tương đương 2.400 ha và chỉ 30% trong số này đạt chất lượng. Phần lớn diện tích còn lại bị rụng bông, rụng trái do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan. 


Giá sầu riêng trái vụ đang giảm mạnh. Ảnh VNExpress

Nguyên nhân giảm giá mạnh được cho là chịu tác động từ thị trường Thái Lan và Trung Quốc. Theo anh Thành, một thương lái tại Tiền Giang, cuối tháng 11, sầu riêng Thái Lan vẫn còn trên thị trường, gây áp lực lớn lên giá trong nước. Đồng thời, một số lô sầu riêng Việt Nam bị trả về do dính kim loại nặng, làm giảm uy tín và sức cạnh tranh.

Ngoài ra, các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã đồng loạt giảm giá mua. Ông Mạnh Khương, một đầu mối thu mua tại Cần Thơ, cho biết nhiều kho hàng lớn ở Trung Quốc liên kết ép giá, mỗi ngày giảm khoảng 20.000-30.000 đồng một kg. Điều này khiến giá tại kho lẫn vườn ở Việt Nam sụt giảm mạnh.

Trước tình hình này, nhiều nông dân chọn cách giữ hàng, chờ giá tăng trở lại. Tuy nhiên, việc neo hàng cũng làm nguồn cung ra thị trường càng hạn chế hơn. Hiện nay, nhiều nhà kho tại Việt Nam đang thiếu hàng Monthong, trong khi Ri6 còn hàng nhưng việc thu gom cũng gặp nhiều khó khăn.

5 vùng sản xuất sầu riêng trọng điểm tại Việt Nam

Trước đây, diện tích trồng sầu riêng nhỏ lẻ, được xem là cây đặc sản chủ yếu phục vụ thị trường nội địa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích trồng sầu riêng tăng rất nhanh và trở thành cây ăn trái chủ lực, có giá trị kinh tế cao. 5 vùng trọng điểm trồng sầu riêng ở Việt Nam hiện tại là khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Miền Trung và một số tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ.

Vùng duyên hải miền Trung

Vùng Duyên hải Miền Trung gồm 5 tỉnh và Thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm: Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình và TP Đà Nẵng.

Khu vực này có nhiệt độ thấp nên thời gian ra hoa và trái phát triển chậm hơn so với vùng đồng bằng từ 20-30 ngày. Ở Tây nguyên vùng có độ cao 700-800 m so với mực nước biển thời gian phát triển trái sầu riêng Monthong kéo dài đến 135-150 ngày. Các giống sầu riêng khác như Ri6, cơm vàng sữa hạt lép, 6 Hữu, Chuồng bò hạt lép đều có thời gian phát triển từ 90-100 ngày sau khi đậu trái.

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 4 tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận. Trong đó, sầu riêng được trồng tiêu biểu ở xã Sơn Lâm, Sơn Bình thuộc huyện Khánh Sơn và đây cũng là “thủ phủ” trồng sầu riêng của tỉnh Khánh Hòa.

Hiện nay, ghi nhận toàn huyện Khánh Sơn có 3.000 hộ trồng sầu riêng với diện tích lên đến 2.500ha, trong đó cây đang trong giai đoạn kinh doanh là 1.200ha. Toàn huyện đến nay đã được cấp 6 mã vùng trồng với diện tích 200ha. Con số về diện tích dự đoán sẽ được mở rộng trong nhiều năm tới.

Vùng Tây Nguyên

Vùng Tây Nguyên, trước đây sầu riêng trồng nhiều ở tỉnh Đăk Lăk (tập trung ở các huyện Krông Pắk, Krông Búk, Ea H’leo, thị xã Buôn Hồ) và gần đây phát triển ở tỉnh Đăk Nông (tập trung ở huyện huyện Đắk R’lấp, Gia Nghĩa, Đắk Song, Đắk Mil…), Lâm Đồng (tập trung ở các huyện Đạ Huoai, Di Linh, Cát Tiên), Gia Lai (tập trung ở các huyện Chư Sê, Chư Prông, Ia Grai, Chư Păh, Chư Pưh, Đak Đoa, Đức Cơ), Kon Tum (tập trung ở các huyện Sa Thầy, Đăk Tô, Đăk Hà, Ngọc Hồi, thành phố Kon Tum,…)


Vùng Đông Nam Bộ

Tại vùng Đông Nam Bộ, sầu riêng được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng Nai (tập trung ở các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Tân Phú, Long Khánh), Bình Dương (tập trung ở các huyện Lái Thiêu, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Tân Uyên), Bình Phước (tập trung ở các huyện Chơn Thành, Bù Đăng, Phước Long), Tây Ninh (chủ yếu ở huyện Gò Dầu). Vùng trồng sầu riêng ở miền Đông Nam bộ hiện nay chủ yếu là đất có độ cao trung bình từ <200m so với mực nước biển.

Ri 6, Monthong là 2 giống sầu riêng phổ biến được trồng phổ biến ở khu vực Đông Nam Bộ, ngoài ra những năm gần đây một số khu vực cũng trồng thêm Musang King. Thời gian thu hoạch sầu riêng từ tháng 4 – tháng 7 (dương lịch). Nhà vườn ở miền Đông Nam bộ chủ yếu canh tác theo điều kiện tự nhiên, rất ít hộ áp dụng kỹ thuật điều khiển ra hoa vụ nghịch.

Vùng Tây Nam Bộ

Ở khu vực Tây Nam Bộ, sầu riêng được trồng ở ven sông Tiền và sông Hậu. Tập trung nhiều nhất ở tỉnh Tiền Giang (chủ yếu tại các huyện Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành), tiếp theo là tỉnh Bến Tre (tập trung ở huyện Chợ Lách, Châu Thành), Vĩnh Long (tập trung ở các huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Mang Thít, Trà Ôn, Long Hồ), Sóc Trăng (tập trung ở huyện Kế Sách), Cần Thơ (chủ yếu ở huyện Phong Điền) và Huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang,…

Giống sầu riêng trồng ở khu vực này phổ biến là Ri6, Monthong, Sầu riêng Chuồng bò, 6 Hữu và Khổ qua xanh. Thời gian thu hoạch chính vụ từ tháng 3 – tháng 5 (dương lịch). Nghịch vụ thu hoạch từ tháng 11 – tháng 3 (dương lịch).

Tại sao sầu riêng có giá thành đắt hơn nhiều so với các loại quả khác?

Sầu riêng được ví là vua của các loại quả cả về mức độ được yêu thích lẫn giá cả của nó. Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng tại sao sầu riêng lại đắt đỏ như vậy, hơn hết thậm chí có nhiều người còn không ăn được nó vì mùi vị có phần khá nồng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến sầu riêng có giá “trên trời”?

Có nhiều lý do để lý giải cho việc giá sầu riêng cao, ở nhiều nơi tại Việt Nam, thậm chí giá sầu riêng còn trở thành mặt hàng xa xỉ. Về cơ bản, giá thành của một sản phẩm nông sản hay bất kỳ một mặt hàng nào phụ thuộc vào kết quả tất yếu của mối quan hệ cung - cầu. Trên thực tế, nhu cầu sử dụng sầu riêng cao đến mức ngành nông nghiệp hầu như không thể theo kịp và điều này càng đẩy giá thành lên cao hơn. 


Cung không đủ cầu khiến giá sầu riêng càng trở nên đắt đỏ. Ảnh: VNExpress

Hơn nữa có thể bạn chưa biết, sầu riêng là một cây trồng lâu thu hoạch nhất. Phải mất từ 5 - 6 năm cây mới có thể cho ra hoa và kết quả. Thời gian để thu hoạch quả thường sẽ kéo dài từ 15 đến 17 tuần sau khi nở hoa. Khi quả đủ tuổi, trong khoảng 2 tuần thì trái sẽ chín và có thể thu hoạch.

Một lý do thuyết phục khác giải thích cho việc giá sầu riêng rất đắt là vấn đề vận chuyển. Sầu riêng là loại quả nặng mùi và và hạn sử dụng lại rất ngắn nên cần cách thức vận chuyển đặc biệt. Đồng nghĩa việc phải trả thêm phí và thuế khiến giá sầu riêng càng cao hơn.

Nhìn chung, tuy không đạt mục tiêu thu 3,5 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng, nhưng con số này đã mang lại sự thay đổi tích cực cho nền nông nghiệp nước nhà, đặc biệt là đối với nhà vườn. Đặt kỳ vọng cùng kỳ năm 2025 xuất khẩu sầu riêng của nước ta sẽ vượt chỉ tiêu con số thu về khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế.  Theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất trên cả nước nhé! 

 

Bài viết tổng hợp từ Internet

Bài Viết Liên Quan

0941076762
challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon chat-active-icon