eblog
G-DISAC Trung Tâm An Toàn Và Xác Thực Thông Tin Số Toàn Cầu

Weekly Updates

Let's join our newsletter!

Do not worry we don't spam!

  • BYAdmin
  • 09/01/2025

Đổi mới hình thức kinh doanh giúp nông dân đổi đời

Để tạo ra chậu quýt, bưởi bán giá cao, anh Phạm Văn Hoàn phải ghép quả từ tháng 3, đổ chậu bê tông từ tháng 4, rồi gần Tết mới ghép cây, tạo dáng. Vậy đổi đời nhờ kinh doanh online với mặt hàng này được không?

Tạo dáng bưởi, quýt cảnh bán Tết giá trăm triệu đồng

Vừa bán chậu quýt dài 5m, nặng chừng 10 tấn với giá gần 200 triệu đồng cho một người chơi ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, anh Phạm Văn Hoàn, trú xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang cùng bốn thợ lại tất bật kết chậu cây mới lớn hơn.

Trên tấm bệ bê tông cốt thép dài 6m, anh Hoàn cho đặt 5 chậu quýt, sau đó buộc cố định lại. Những cây quýt 5 tuổi, quả sai trĩu, được thợ dùng dây thép nhỏ gò lại thành từng tán, tạo chậu cây thành các dáng rồng, phượng, núi non… Sau khi hoàn tất phần tạo dáng cây, anh Hoàn xây tường bao xung quanh, đổ đất lấp đầy. Tùy theo nhu cầu của khách, chậu cây có thể kèm theo thác nước, đèn nhiều màu chạy xung quanh.


Chậu quýt dài hơn 5 m, đã được vận chuyển về Hải Dương. Ảnh: Việt An

Cách đây khoảng 6 năm, những chậu cây nặng vài tấn thường không có khách. Như năm 2018, anh Hoàn đưa quất lên những chậu hình vỏ sò, con thuyền cỡ lớn, nhưng không bán được. Sau đó, anh phải thay đổi, tạo chậu cảnh nhỏ hơn.

Nhưng khoảng 4 năm trở lại đây, mỗi dịp cuối năm, anh Hoàn bán được khoảng 10-20 chậu cây lớn. Để kịp lên chậu bán Tết Nguyên đán, từ tháng 4 anh đã đổ sẵn những tấm bêtông, sau đó làm trụ đỡ và gắn kết mọi thứ với nhau. Gần Tết, anh mới nghĩ xem làm gì trên tấm bê tông đó. Không chỉ quýt, anh Hoàn còn ghép những chậu bưởi từ hai cây, ba thậm chí nhiều hơn để bán dịp Tết. Năm nay, anh tạo khoảng 20 chậu bưởi. Những cây bưởi được ghép hơn trăm quả từ đợt tháng 3, khi quả còn xanh, tròn đều, cuống to, nặng 2,5-3 lạng.


Anh Hoàn bên một chậu bưởi lớn. Ảnh: Việt An

Sau khi ghép quả vào cây, anh Hoàn cho bọc nón che nắng, tưới nước thường xuyên, bón phân cách 15-20 ngày/lần, chờ tới cuối năm quả chín vàng thì đưa lên chậu. "Quả sau khi ghép nếu không chăm sóc cẩn thận có thể bị rụng bất cứ lúc nào", anh giải thích

Những chậu bưởi được ghép hình rồng thường có hai tầng, tầng trên đặt cây, tầng dưới có thể chứa nước và thả cá. Phần viền chậu cũng được tận dụng để trồng cây, đi dây đèn.

Mỗi chậu bưởi bán 50-100 triệu đồng, trong đó riêng tiền vận chuyển chiếm hơn 1/3 giá trị. Trước Tết Nguyên đán khoảng một tháng, những chậu bưởi này sẽ được chuyển tới người đặt mua hoặc thuê. Ba tháng sau, nếu khách có nhu cầu, anh Hoàn lại tới cho xe cẩu về chăm sóc, giá chăm 30-60 triệu đồng tùy chậu.

Nhiều hộ gia đình ở Liên Nghĩa bắt đầu làm theo ý tưởng của anh Hoàn. Năm nay trước lối vào mỗi nhà vườn đều cho đặt chậu lớn để thu hút sự chú ý.


Chậu quýt giá gần 200 triệu đồng mới được thợ tạo dáng. Ảnh Việt An

Ông Lý Văn Tông, Chủ tịch UBND xã Liên Nghĩa, cho biết anh Phạm Văn Hoàn là kiến trúc sư nên thường làm ra những chậu cây khác lạ, có tính nghệ thuật. Anh là một trong hai người của xã tiên phong tạo ra những chậu cảnh lớn, góp phần đa dạng mặt hàng đón Tết và tăng giá trị cho cây cảnh.

Nhiều năm nay, huyện Văn Giang trở thành "thủ phủ" bưởi cảnh phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, tạo dựng được thương hiệu. Từ tháng 5, nông dân Văn Giang vào mùa ghép quả trên cây bưởi cảnh. Hiện nay, huyện có khoảng 150 ha bưởi cảnh tập trung ở các xã Liên Nghĩa, xã Long Hưng và thị trấn Văn Giang.

Đổi mới hình thức kinh doanh online giúp nông dân đổi đời

Chưa kể đến mặt hàng kinh doanh là gì, nhiều nông dân đã thành công đem sản phẩm nhà vườn của mình lên sàn TMĐT hoặc livestream. Ông Nguyễn Minh Tiến, giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: "Thông qua chương trình, có nhiều nông dân đã thành công. Nhiều người khi bắt đầu lên kênh chỉ vài chục, vài trăm lượt xem, nhưng nay đã có 1.500 - 2.000 lượt. Giá trị doanh số lúc đầu 30-40 triệu đồng nay đã lên 150-200 triệu đồng, thậm chí có cá nhân lên đến 300-500 triệu đồng". 

*Chương trình tọa đàm Thúc đẩy bán hàng online qua các nền tảng trực tuyến cho cộng đồng doanh nông trẻ và các chủ thể OCOP.

Thông tin từ Báo điện tử - Đảng Cộng Sản Việt Nam, trong bài viết “Triển vọng từ bán hàng nông sản”, bạn ạn Nguyễn Thị Tường Thảo (kênh Tiktok Thảo Mola của "Món lạ vườn nhà" với gần 180.000 lượt theo dõi và 1,5 triệu lượt thích) đến từ Đà Lạt, Lâm Đồng chia sẻ câu chuyện của mình: "Tôi sinh ra và lớn lên ở Ka Đô, Đơn Dương - thủ phủ rau của tỉnh Lâm Đồng. Khi trưởng thành, tôi là một kỹ sư hóa học, từng có thời gian làm việc trong phòng kiểm định hóa chất của một công ty nước ngoài ở TP. HCM với mức lương không hề thấp. Thế nhưng, tình yêu với nông sản khiến tôi trở về khởi nghiệp với nông nghiệp".


Bạn Nguyễn Thị Tường Thảo (kênh Tiktok Thảo Mola của "Món lạ vườn nhà"  bán hàng nông sản của HTX trên mạng (Ảnh: Báo Lâm Đồng)

Thảo đã tự mình mày mò nghiên cứu để tạo kênh Tiktok "Món lạ vườn nhà", tự quay, dựng và tải video lên với mục đích giới thiệu cho nhiều người biết về những sản phẩm nông sản độc lạ mà HTX Vườn nhà Đà Lạt đang có.

"Từ các video giới thiệu về ớt trái cây sweet palermo, chanh dây Nam Mỹ, cà rốt cầu vồng, ớt móng tay... sau chưa đầy 2 tháng lập kênh, tôi đã có video trên 4 triệu lượt xem. Đặc biệt, video giới thiệu bí sợi mì với hơn 5 triệu lượt xem trở thành một hiện tượng mạng. Có ngày tôi nhận được cả nghìn tin nhắn hỏi mua loại bí này. Lần đầu tiên mở tính năng livestream bán hàng, chỉ sau 15 phút, tôi chốt được gần 1.000 đơn hàng", Tường Thảo cho biết. Và cũng nhờ cách bán hàng qua nền tảng mạng xã hội, doanh thu của HTX chỉ trong tháng 6 vừa qua đã đạt 1,2 tỷ đồng.

Nhìn chung, việc đưa nông sản lên kênh online hiện nay như một xu hướng tiếp cận người tiêu dùng mới đối với mặt hàng nông sản. Việc đổi mới hình thức kinh doanh truyền thống sang kinh doanh online đối với nông sản Việt là một bước đột phá giúp người tiêu dùng tiếp cận trực tiếp tới nguồn nông sản sạch đồng thời, giúp nông dân không phụ thuộc vào thương lái mà vẫn có thể gia tăng thu nhập một cách hiệu quả.

Đổi mới hình thức kinh doanh online đối với nông sản ngày nay không còn quá xa lạ, tuy nhiên, nông dân vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn khi tiếp xúc với công nghệ và làm quen với hình thức kinh doanh này. Tuy nhiên, kỳ vọng nông sản Việt sẽ có một bước phát triển mới và hy vọng nông dân sẽ mang về thu nhập ổn định hơn trước.

Nội dung tổng hợp.

Bài Viết Liên Quan

0941076762
challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon chat-active-icon